Định hướng nghề nghiệp bản thân cũng như là hành trình mà bạn chọn để cần đi đến một vạch đính mà bạn đã định trước vậy. Nếu trước khi cần đi đến địa điểm, đích đến nào đó, mà chúng ta chưa rõ đích đến và định hình những cung đường có thể đi và nhất định sẽ phải đi qua, chúng ta sẽ có thể rất lâu mới đến đích do phải đi lòng vòng bởi sự mất định hướng ngay từ điểm xuất phát. Hơi ôi, mỗi khi chúng tôi đọc những CV, Hồ sơ mà mỗi năm một công ty, mỗi năm một lĩnh vực, một điểm đến và cuối cùng ứng viên không thể trụ quá 3 năm một công ty hoặc không thăng tiến nghề nghiệp sau mỗi 3 năm, đó là hệ quả mà phần lớn ứng viên đã bị mất định hướng. Các nhà tuyển dụng qua hãng headhunter của chúng tôi thường sẽ từ chối NGAY những hồ sơ ứng viên kiều này vì thiếu tiêu chí Stable career development (Thiếu sự phát triển nghề nghiệp có định hướng).
Khó thay, định hướng nghề nghiệp trong tương lai không dễ như định hướng một điểm đến, đi nhiều cung đường thông qua bản đồ giấy trước mặt. Nhưng nếu chọn phương pháp đúng, chúng ta vẫn có thể đến đích hiệu quả. Ms Uptalent với hớn 14 năm kinh nghiệm làm Headhunter đã phỏng vấn hàng nghìn nhân sự cấp cao sẽ góp ý cho bạn những kinh nghiệm thực chứng để có thể lựa chọn phương pháp định hướng nghề nghiệp nhé!.
1. Định hướng nghề nghiệp là gì?
1.1- Khái niệm
Định hướng nghề nghiệp có thể được hiểu là việc mà cá nhân mỗi người tự đặt ra các lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Các lựa chọn này cần đảm bảo phù hợp với khả năng, sở thích, tính cách, điều kiện gia đình,…, và những yếu tố khác có liên quan đến từng nghề nghiệp cụ thể như mức thu nhập, cơ hội việc làm.
1.2- Đối tượng cần định hướng nghề nghiệp
Bởi vì nghề nghiệp là một dạng hoạt động sẽ theo con người cả đời, cho nên đối tượng cần định hướng nghề nghiệp bản thân cũng vô cùng đa dạng về lứa tuổi, trình độ, kinh nghiệm và hoàn cảnh xã hội. Theo đó, đối tượng cần định hướng nghề nghiệp có thể học sinh THPT, sinh viên đại học, người đang tìm việc chưa có kinh nghiệm hoặc đã có kinh nghiệm và cả những người đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp.
2.1. Vai trò quan trọng của định hướng nghề nghiệp
Mặc dù mọi người đều hiểu rõ tầm quan trọng của nghề nghiệp nhưng họ chưa thực sự xem trọng việc định hướng sự nghiệp tương lai.
Vì sao cần định hướng nghề nghiệp bản thân?
Theo HRchannels bạn cần định hướng nghề nghiệp vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, việc định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống và thỏa mãn niềm khát khao của bạn. Bạn nên biết rằng, với quyết định nghề nghiệp sai lầm cuộc sống của bạn sẽ chịu tác động tiêu cực rất lớn. Nó có thể khiến bạn cảm thấy chán nản, bất lực, mất niềm tin vào cuộc sống và cảm thấy trống rỗng, bế tắc.
Thứ hai, có định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp bạn xác định được những nghề nghiệp nào phù hợp với mình và có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Thứ ba, có định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ làm giảm nguy cơ bỏ nghề, làm trái nghề, làm nhiều nghề khác nhau hoặc tệ hơn là thất nghiệp.
Thứ tư, việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp bạn đạt được thành công trong tương lai. Bởi vì khi được làm đúng nghề nghiệp phù hợp với bản thân bạn sẽ dễ dàng phát huy tối đa năng lực của mình.
Thứ năm, có định hướng nghề nghiệp đúng sẽ giúp bạn xác định chính xác mục tiêu học tập. Bạn cũng biết rõ phải học những gì. Nhờ vậy bạn có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc học những khóa học, những ngành nghề không phù hợp.
Nên có định hướng nghề nghiệp từ khi nào?
Cuộc đời mỗi người sẽ trải qua nhiều bước ngoặt khác nhau. Trong đó có hai thời điểm quan trọng, được coi là thời điểm vàng để định hướng nghề nghiệp là lúc tốt nghiệp THPT và lúc tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học.
Hai thời điểm trên được coi là thời điểm vàng vì lúc tốt nghiệp THPT chính là lúc bạn cần đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề và trường học phù hợp. Quá trình học tập kéo dài từ 3-6 năm nên một khi lựa chọn sai thì bạn sẽ vừa tốn thời gian vừa hao tổn kinh tế. Trong khi đó thời điểm tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học là thời điểm bạn sẽ lựa chọn cho mình một công việc, một môi trường phù hợp để hoàn thiện bản thân. Nếu lựa chọn sai, có thể cả đời bạn cũng không thể tìm được con đường thăng tiến và phải chịu nhiều khó khăn về mặt tài chính.
2.2. 05 nghề nghiệp của tương lai
Dưới đây là những nghề nghiệp tương lai mà Alec Ross - tác giả của cuốn sách "Công nghiệp tương lai" (The industries of the future) đã trả lời câu hỏi: "Điều gì đang diễn ra và rốt cuộc nền công nghiệp sẽ thay đổi cuộc sống trong tương lai như thế nào?"
Với sự quan sát tỉ mỉ đến từng ngóc ngách của những ngành công nghiệp mới nổi và kinh nghiệm của mình, Alec Ross đã chỉ ra năm ngành công nghiệp rồi đây sẽ thay đổi thế giới trong tương lai về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội lần lượt là: robot, di truyền học, tiền tệ kỹ thuật số, an ninh mạng và dữ liệu lớn. Bên cạnh nguồn thông tin dồi dào được cung cấp trong sách, tác giả còn đưa ra nhận định riêng của mình về những ngành công nghiệp này, đây có thể xem như lời chỉ dẫn cho các quốc gia, xã hội và mỗi cá nhân khi đứng trước những triển vọng và cả nguy cơ của làn sóng đổi mới này.
Robot
Nếu như trước đây con người khi nghĩ tới robot là nghĩ tới một lực lượng lao động phục vụ cho con người ở nơi làm việc thì trong tương lai, tác giả cho rằng trong tương lai con người sẽ phải học cách sống cùng với robot. Khi nói "sống cùng", Alec Ross muốn nói tới mọi khía cạnh trong sinh hoạt đời thường của mỗi người như chăm sóc người bệnh, dạy học, giúp việc nhà,... Những tiến bộ đột phá trong công nghệ robot được dẫn đầu bởi năm quốc gia: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức và Hàn Quốc và tác giả còn chỉ ra sự chênh lệch rất lớn giữa những quốc gia dẫn đầu này và phần còn lại của thế giới. Về việc robot tham gia vào đời sống con người, tác giả còn nhận ra sự khác biệt bất ngờ trong cách nhìn nhận vấn đề này giữa các nền văn hóa phương Tây và phương Đông. Bấy lâu nay chúng ta vẫn nghĩ rằng với sự phát triển của mình, hẳn các nước phương Tây sẽ cởi mở hơn về việc này, thế nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại.