Các thủ tục kiểm toán quan trọng, đặc trưng và phân loại thủ tục kiểm toán

  • 04/09/2024
  • 10 Lượt xem

1. Thủ tục kiểm toán là gì?

Thủ tục kiểm toán là các bước trong quy trình kiểm toán là việc doanh nghiệp, kiểm toán xác nhận kiểm tra tính chính xác, trung thực và hợp lý của số liệu kế toán, cài tài liệu cũng như báo cáo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp.

2. Các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cần biết?

Kế toán viên cần phải biết 3 thủ tục kiểm toán đó là:

  • Thủ tục đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên cần thu thập thông tin về doanh nghiệp, đơn vị được kiểm toán cũng như môi trường mà doanh nghiệp này hoạt động để dựa vào đó đánh giá các rủi ro hay sai phạm phản ánh trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.
  • Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát: Những kiến thức, hiểu biết của kiểm toán viên về kiểm soát nội bộ sẽ được dùng với mục đích kiểm toán cũng như đánh giá rủi ro cho nghiệp vụ.
  • Thủ tục kiểm toán cơ bản: Ý nghĩa đặc biệt của kiểm toán cơ bản đặc biệt quan trọng trong thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp. Kiểm toán cơ bản có 3 thủ tục đó là: Thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, thủ tục kiểm tra chi tiết số dư.
  • Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư: Đây là thủ tục giúp kiểm toán viên thu thập được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao
  • Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: Thủ tục này được dùng với mục đích định liệu mục tiêu kiểm toán các nghiệp vụ liên quan có bị vi phạm.
  • Thủ tục phân tích: Đây là thủ tục liên quan tới sự so sánh giữa số tiền dự kiến, trên kế hoạch với số tiền đã ghi nhận hay số liệu kì vọng nói chung được đưa ra bởi kiểm toán viên.

m toán cần nắm vững các thủ tục kiểm toán để thực hiện công việc tốt nhất.

 

3. Các đặc trưng của thủ tục kiểm toán

Mỗi thủ tục kiểm toán khi sử dụng sẽ đều có những điểm yếu hay điểm mạnh riêng biệt. Chính vì vậy, kế toán trong quá trình sử dụng cần xem xét thực hiện cam kết kiểm toán.
Mục đích của kiểm toán viên đó chính là xác định thủ tục kiểm toán để có thể thu được bằng chứng xác thực, đáng tin cậy nhất. để đạt được sử hiểu biết nhất rủi ro kiểm toán sao cho chi phí ít nhất.
Dựa vào 3 giai đoạn khác nhau trong quy trình kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm bằng chứng chi tiết, đầy đủ và đáng tin cậy nhất. Tuy nhiên, sẽ phát sinh những mâu thuẫn khi thực hiện các thủ tục kiểm toán, chính vì vậy kiểm toán viên cần phải xem xét để giải quyết.

4. Vì sao cần thủ tục kiểm toán?

Trong báo cáo của kiểm toán viên, thủ tục kiểm toán sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất định, chẳng hạn:

  • Phục vụ cho mục đích thu thập bằng chứng, đánh giá kiểm toán.
  • Sau khi kết hợp nhiều thủ tục với kiểm toán, 1 số thủ tục như phỏng vấn, kiểm toán qua tính toán, xác nhận quan sát… sẽ tạo ra được hiệu quả cao nhất trong báo cáo tài chính của kiểm toán viên.
  • Kiểm tra sự chênh lệch về tài liệu, sự không nhất quán thông tin so với dự kiến ban đầu nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong báo cáo tài chính.

5. Quy trình thực hiện kiểm toán

Có 3 bước cơ bản trong quy trình kiểm toán độc lập:

  • Bước 1 : Lập kế hoạch
  • Bước 2 : Thực hiện các thủ tục kiểm toán
  • Bước 3 : Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán .

Cụ thể các yêu cầu, chuẩn mực cụ thể trong quy trình kiểm toán như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch

  • Phát triển chiến lược tổng thể và phương pháp tiếp cận đối tượng kiểm toán trong thời gian dự kiến cũng như khuôn khổ nội dung.
  • Thời điểm lập kế hoạch là khi kiểm toán gửi thư mời và trả lời thư mời của kiểm toán.
    Kiểm toán viên lập kế hoạch dựa trên sự hiểu biết chính xác về lĩnh vực kinh doanh, khách hàng, ban giám đốc, cơ cấu tổ chức.
  • Trong quy trình kiểm toán, lập kế hoạch là bước đầu tiên và cực kì quan trọng. Bước này có mục đích đó là để cuộc kiểm toán đạt được hiệu quả tối đa về chất lượng, thời gian. Đồng thời, việc phân công, công việc giữa các kiểm toán viên sẽ hợp lí hơn, đảm bảo các kiểm toán viên phối hợp với nhau hiệu quả.

các bước cơ bản trong kiểm toánQuy trình kiểm toán độc lập có 3 bước cơ bản.

Bước 2: Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản

  • Ghi nhận hiện tại doanh nghiệp có tình hình hoạt động như thế nào.
  • Đánh giá hệ thống kế toán.
  • Thực hiện các nội dung chi tiết trong chương trình kiểm toán
  • Ghi chép lại những công việc cần thiết để làm thành hồ sơ kiểm toán
  • Thảo lại về kết quả kiểm toán cũng như thống nhất ý kiến với các nhà quản lí
  • Soạn thảo dự thảo báo cáo kiểm toán.

Bước 3: Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán:

Mục đích của việc hoàn tất lập báo cáo kiểm toán:

  • Đánh giá xem mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa.
  • Đánh giá kế hoạch kiểm toán được thực hiện có hiệu quả hay chưa.
  • Xem xét các phát hiện hay đánh giá từ kiểm toán viên đã đủ cơ sở, bằng chứng, xác thực hay chưa.
  • Cuối cùng, sau quá trình kiểm tra, rà soát chặt chẽ các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên chính Lập báo cáo kiểm toán, kết thúc quá trình kiểm toán và bàn giao lại cho công ty.

Hiện tại, ATC là nền tảng kết nối doanh nghiệp và kế toán dịch vụ. Tham gia nền tảng, anh chị kế toán sẽ có cơ hội tìm kiếm thêm khách hàng mới, gia tăng thu nhập. Đồng thời, phía doanh nghiệp sẽ tìm được kế toán dịch vụ chuyên nghiệp.

Cùng truy cập ngày ATC để tìm được đối tác và có cơ hội được tặng 1 năm tài chính miễn phí AMIS Online.

Tin cùng chuyên mục