Nhiều kiến nghị về thu tiền quyền khai thác khoáng sản

In trang

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về tập huấn nghiệp vụ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Nghị định 203/2013/NĐ-CP. Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ra đời để hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010…

 

CT-1 2-32 2050

Nghị định 203/2013/NĐ-CP sẽ tạo nguồn thu và quản lý chặt hoạt động khai thác khoáng sản

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Trần Hồng Hà - nhấn mạnh: Luật Khoáng sản 2010 được ban hành và thực thi đã góp phần không nhỏ đưa công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản đi vào nề nếp. Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ra đời để hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010 là đúng lộ trình và cấp thiết. Việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của doanh nghiệp là chính sách mới, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để tái đầu tư cho hạ tầng cơ sở, an sinh xã hội, cải tạo môi trường và những hệ lụy khác do khai thác khoáng sản gây ra…

Theo Nghị định 203/2013/NĐ-CO (có hiệu lực từ ngày 20/01/2014), mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính theo nhóm, loại khoáng sản có giá trị từ 1% đến 5%, cách tính dựa trên các chỉ số như trữ lượng khai thác, hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác, hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội... Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định theo giá tính thuế tài nguyên do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng. Mỗi loại khoáng sản chỉ áp dụng 1 mức giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản… Số tiền này nộp 70% cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương (với Giấy phép do Trung ương cấp); nộp 100% cho ngân sách địa phương (với Giấy phép do UBND tỉnh cấp).

Nhiều kiến nghị từ phía doanh nghiệp

Theo các doanh nghiệp (DN), hiện các DN đang gặp rất nhiều khó khăn nên việc thi hành Nghị định 203 cần xác định thời điểm hợp lý và phải có thời gian. Hơn nữa, nếu áp dụng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ thời điểm Luật Khoáng sản sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 thì số tiền mà các DN phải nộp ít nhất cũng hàng chục tỉ đồng, có DN số này lên đến mấy nghìn tỉ đồng. Trong khi đó, các DN đã “chốt sổ” kế toán theo năm tài chính, quyết toán phân chia cổ phần, cổ tức… nếu thu theo kiểu “hồi tố” thì sẽ rất khó khăn, có DN sẽ phá sản. Vì vậy, các DN đề nghị không thu tiền từ 1/7/2011. Ngoài ra, cần nghiên cứu lại mức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, trong đó đặc biệt là đánh giá lại trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để các cơ quan chức năng có con số chính xác khi tính toán mức thu tiền với từng DN...

Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Nguyễn Văn Thuấn cho biết, sở dĩ thời gian tính mức thu tiền bắt đầu từ ngày 20/1/2014 là theo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản 2010.