Diễn biến thị trường 3 tháng đầu năm: Bắt đầu có những tín hiệu tích cực cho công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát

In trang

Tình hình mặt bằng giá cả thị trường 3 tháng đầu năm 2020 có những diễn biến theo hướng biến động tăng, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2020 tăng ở mức 1,23% so với tháng 12/2019; chỉ số của tháng 2/2020 có giảm 0,17% so với tháng 1/2020 nhưng tăng ở mức tăng 1,06% so với tháng 12/2019; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2020 giảm 0,72% so với tháng 2/2020 nhưng tăng ở mức tăng 0,34% so với tháng 12/2019.

DIỄN BIẾN GIÁ CẢ 3 THÁNG ĐẦU NĂM: BẮT ĐẦU CÓ NHỮNG DẤU HIỆU TÍCH CỰC CHO CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH GIÁ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

 

Trong 11 nhóm mặt hàng thiết yếu có mặt hàng tăng cao bất thường, có mặt hàng tăng theo quy luật trong dịp Tết dương lịch và âm lịch nhưng cũng có mặt hàng giảm giá. Trong khi giá xăng dầu và giá gas liên tục giảm trong 3 tháng đầu năm thì một trong những nguyên nhân chính tác động đến CPI của các tháng ở mức cao là do tác động từ nhóm mặt hàng ăn uống ngoài gia đình, nhóm hàng thực phẩm và nhất là giá thịt lợn. Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ cuối tháng 1/2020 nhu cầu một số mặt hàng thuốc y tế, điện, nước ,… tăng cũng đã ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường.


P:\8. BÁO CHÍ - TUYÊN TRUYỀN\CHUYEN TRANG\Nam 2020\Huong\20200324_073508.jpg


Diễn biến giá cả thị trường của một số mặt hàng thiết yếu 3 tháng đầu năm 2020 như sau:

Giá thóc, gạo tẻ thường tháng 01,02/2020 tại miền Bắc tương đối ổn định do nguồn cung gạo cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán được bổ sung từ việc thu hoạch sớm vụ Đông Xuân tại các tỉnh phía Nam nên nguồn cung gạo các loại tương đối dồi dào, thị trường không xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu. Riêng đối với loại gạo phục vụ cho Tết như nếp, tám thơm và gạo đặc sản địa phương tăng khoảng 1.000 -2.000 đồng/kg. Trong khi đó, trong tháng 01,02/2020 tại miền Nam do vào thời gian nghỉ lễ, giao dịch gạo kém sôi động và lượng cầu giảm nên giá gạo giảm.

Đến tháng 3/2020, tại miền Bắc và miền Nam thị trường sôi động trở lại do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nhu cầu xuất khẩu gạo tăng và người dân có tâm lý tích trữ lương thực. So với cùng kỳ năm 2019, giá gạo tăng phổ biến khoảng 450- 1.550 đồng/kg tuỳ từng loại, giá thóc tăng phổ biến khoảng 325- 600 đồng/kg tuỳ từng loại.

Giá thực phẩm tươi sống tương đối ổn định trong 3 tháng đầu năm, riêng mặt hàng thịt lợn tăng giảm, diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19, mặt hàng thịt gà do ảnh hưởng của của dịch cúm gia cầm H5N6. Cụ thể, so với cùng kỳ năm trước giá lợn hơi tăng ở mức từ 35.000-36.000 đồng/kg, thịt gà tăng ở mức từ 10.000-15.000 đồng/kg.

Giá phân bón urê ổn định do nhu cầu thị trường không có nhiều biến động. Tại miền Bắc giá phân bón urê phổ biến ở mức 8.000-8.600 đồng/kg, miền Nam giá ở mức 7.900-8.500 đồng/kg.

Giá đường, giá bán buôn đường RS, đường RE trong 3 tháng đầu năm 2020 đều theo xu hướng tăng, với mức tăng từ 500- 1.800 đồng/kg tùy từng loại.

Giá muối trên thị trường ổn định do nhu cầu thị trường không có nhiều biến động, nguồn cung ổn định, cụ thể: miền Bắc giá muối từ 1.600-2.700 đồng/kg; Nam Trung Bộ giá muối thủ công từ 1.400-2.200 đồng/kg, giá muối công nghiệp từ 1.100-1.300 đồng/kg; Nam Bộ giá muối từ 1.200-2.000 đồng/kg.

Giá thépTrong 2 tháng đầu năm 2020 giá thép xây dựng tại các nhà máy cơ bản ổn định; Sang đầu tháng 3/2019 giá mặt hàng thép xây dựng giảm khoảng 50-220 đồng/kg tùy theo từng chủng loại so với cuối tháng 02/2020. Giá bán tại các nhà máy sản xuất thép ở mức khoảng từ 10.200-12.600 đồng/kg (giá giao tại nhà máy, chưa bao gồm 10% thuế VAT, chiết khấu bán hàng).

Hiện tại, giá thép xây dựng bán lẻ phổ biến trên thị trường như sau: tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động ở mức 10.200-13.000 đồng/kg; tại các tỉnh Miền Nam dao động ở mức 11.000-13.200 đồng/kg.

Giá LPG, giá CP trên thị trường thế giới tháng 01/2020 do Công ty Aramco của Ả Rập công bố tăng so với tháng 12/2019. Theo đó, giá CP bình quân tháng 01/2020 là 577,5 USD/tấn, tăng 130 USD/tấn so với tháng 12/2019 (tỷ lệ tăng khoảng 29,1%). Tuy nhiên, liên tiếp trong tháng 2 và tháng 3/2020, giá CP trên thị trường thế giới giảm, tổng mức giảm tháng 2 và tháng 3 là 122.5 USD/tấn.     Giá xăng dầu, theo xu hướng giá xăng dầu thế giới từ đầu năm 2020 giảm, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương ban hành 6 văn bản điều hành giảm giá các mặt hàng xăng, dầu (ngoại trừ mặt hàng dầu ma dút điều chỉnh giảm 4 lần và tăng 2 lần). Theo đó, tổng cộng giá xăng A95 giảm 8.430 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 7.925 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 5.332 đồng/lít, giá dầu hỏa giảm 5.515 đồng/lít, giá dầu Mazut giảm 5.332 đồng/lít.

Giá đô la Mỹ có xu hướng tăng so với đầu năm do tác động của biến động kinh tế thế giới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá USD cuối quý I/2020 tăng 390-430 đồng/USD lẻ hai chiều mua vào-bán ra.Với phương thức điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm với 8 đồng tiền chủ chốt, nên giá đồng USD trong nước vẫn dao động trong biên độ 3%. Tính trong quý I/2020, tỷ giá trung tâm tăng 85 đồng, tương đương 0,36%Chỉ số giá Đôla Mỹ các tháng (so với tháng trước) như sau: Tháng 01 giảm 0,02%, tháng 02 tăng 0,25%, tháng 3 tăng 0,1%. Chỉ số giá Đôla Mỹ bình quân 3 tháng đầu năm 2020 giảm 0,01% so với cùng kỳ năm 2019.

Giá vàng trong nước biến động tăng, giảm khá sát với xu hướng của giá vàng thế giới, nhu cầu vàng trong nước tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Thần Tài nhưng không có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn kinh tế - xã hội. Tình hình cung cầu vàng trong nước từ đầu năm đến nay tương đối ổn định, không có sự chênh lệch lớn mặc dù có những thời điểm giá vàng tăng cao. Giao dịch trên thị trường chủ yếu là giao dịch của những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tính đến cuối quý I/2020, giá vàng tăng 4,85-5,33 triệu đồng/lượng tương đương mức tăng 11,5-12,5% so với đầu năm 2020. Chỉ số giá vàng các tháng (so với tháng trước) như sau: Tháng 01 tăng 3,15%, tháng 02 tăng  3,15%, tháng 3 tăng  1,68%; Chỉ số giá vàng bình quân 3 tháng đầu năm 2020 tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2019.

THANH HƯƠNG